Vi   En

Số 299 - Trung Kính, tòa nhà Housing, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

02432012355

LỊCH SỬ LÂU ĐỜI CỦA DÒNG TRANH TĨNH VẬT

Quay lại

 

LỊCH SỬ LÂU ĐỜI CỦA DÒNG TRANH TĨNH VẬT

 

Lịch sử lâu đời của dòng tranh Tĩnh vật

 

Tranh tĩnh vật là loại hình hội họa phản ánh những hình ảnh vô tri vô giác. Nội dung của tác phẩm tĩnh vật thường là những đồ vật quen thuộc như hoa lá, cây cỏ hoặc bình hoa, v.v...

 

Edouard Manet từng nói rằng tranh tĩnh vật là "chuẩn mực của hội họa". Nó khắc họa tính vô tri vô giác của vật mẫu. Tranh tĩnh vật phổ biến xuyên suốt các trào lưu nghệ thuật, các nền văn hóa thuộc những giai đoạn khác nhau. Một số gương mặt tiêu biểu của dòng tranh tĩnh vật phải kể đến là Paul Cézanne, Pablo Picasso cùng một vài họa sĩ Ấn tượng khác.

 

Vậy tại sao dòng tranh tĩnh vật lại tồn tại lâu đời đến vậy? Để trả lời cây hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của bộ môn hội họa đặc sắc này.

 

Định nghĩa

 

Tranh tĩnh vật là loại tranh vẽ hoa quả, đồ đật được sắp xếp theo bố cục ánh sáng thích hợp và được đôi bàn tay họa sĩ thể hiện bằng cảm xúc cá nhân. Thuật ngữ "tĩnh vật" xuất phát từ từ "stilleven" trong tiếng Hà Lan. Mặc dù tới thế kỷ 16 tranh tĩnh vật mới được truyền bá rộng rãi, thực chất dòng tranh này đã xuất hiện từ thời cổ đại.

 

tinh vat 1

 

Lịch sử hình thành và phát triển

- Thời kỳ Cổ đại

 

Tác phẩm tĩnh vật đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử hội họa được thực hiện bởi người Ai-cập cổ đại vào khoảng thế kỷ thứ 15 TCN. Tác phẩm này khắc họa hình ảnh đồ ăn và được phát hiện tại một địa điểm chôn cất cổ đại. Ngoài ra, tác phẩm tĩnh vật nổi tiếng nhất của họa sĩ Ai-cập cổ đại được tìm thấy tại Lăng tẩm của Menna, trên các bức tường được trang trí bằng những bức vẽ chi tiết về đời sống sinh hoạt đương thời.

 

tinh vat 2

 

- Tranh tĩnh vật trong Lăng tẩm của Menna

 

Họa sĩ Ai-cập và La Mã cổ đại đều có hứng thú với chủ đề tĩnh vật. Họ thường trang trí đồ khảm hoặc các bức tường với hình ảnh tĩnh vật. Một ví dụ tiêu biểu là tác phẩm 'Still Life with Glass Bowl of Fruit and Vases' (Tranh tĩnh vật hoa quả cùng bình hoa), tác phẩm thuộc thế kỷ 1 tại Pompeii, tàn tích của thành bang La Mã.

 

tinh vat 3
"Still Life with Glass Bowl of Fruit and Vases" (63-79 CN) 

 

- Thời kỳ Trung cổ

Trong suốt thời kỳ Trung cổ, tôn giáo là chủ đề thường nhật của dòng tranh tĩnh vật. Ở giai đoạn này, các họa sĩ thường đưa vào những biểu tượng biệt trong kinh thánh. Ngoài ra, hình ảnh tĩnh vật còn được xuất hiện trong các bản thảo với mục đích trang trí. Cụ thể hơn, các họa sĩ thường tô điểm viền của trang sách với những hình ảnh như đồng xu, vỏ sò, hoặc hoa quả. Tiêu biểu là cuốn sách 'Hours of Catherine of Cleves' từ thế kỷ 15.

 

tinh vat 4
“Hours of Catherine of Cleves" (1440)

 

- Thời kỳ Phục hưng

Họa sĩ Phục hưng Bắc Âu đã truyền bá tranh tĩnh vật với chủ đề hoa lá. Xuất hiện trong tranh là những bông hoa nở rộ, rực rỡ sắc màu "từ nhiều vùng đất, thậm chí nhiều lục địa khác nhau được cắm trong cùng một bình hoa" (Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan). Và phần lớn thời gian chúng là nội dung duy nhất xuất hiện trong tác phẩm. Tới thế kỷ 17, những tác phẩm này được truyền bá vô cùng rộng rãi bởi khi đó, các họa sĩ Phục hưng Bắc Âu có hứng thú lớn với việc phác họa những đồ vật thường ngày.

 

tinh vat 5
Jan Brueghel the Elder, "Flowers in a Wooden Vessel" (1606-1607) 

 

Các họa sĩ thuộc thời kỳ hoàng kim Hà Lan đã sáng tạo một thể loại tranh tĩnh vật mới mang tên vanitas, được truyền cảm hứng từ dòng tranh memento mori. Memento mori thực chất là một câu thành ngữ, tiếng Latin có nghĩa là "Hãy nhớ rằng ngươi sẽ phải chết". Tương tự memento mori, các tác phẩm vanitas thường xuất hiện những vật thể như đầu lâu, ngọn nến đang dần tàn, cùng chiếc đồng hồ đếm ngược, phản ánh sự ngắn ngủi của đời người.

 

Tuy vậy, khác với hội họa memento mori, các bức họa vanitas còn bao gồm những hình tượng khác như các loại dụng cụ âm nhạc, rượu, và những cuốn sắc nhằm nhắc nhở con người về sự phù phiếm của trần tục.

 

tinh vat 6
Pieter Claesz, "Vanitas – Still Life" (1625) 

 

- Thời kỳ Hiện đại

 

Về sau, với sự ra đời của một số trào lưu hội họa khác, tranh tĩnh vật vẫn tiếp tục là một chủ đề được ưa chuộng của giới họa sĩ thế giới. Rất nhiều họa sĩ thuộc các trường phái khác nhau đều tỏ ra hứng thú với loại hình hội họa này. Tiêu biểu là danh họa Pierre-Auguste Renoir của trường phái Ấn tượng, thiên tài hội họa Vincent van Gogh của trường phái Hậu Ấn tượng, và đặc biệt là danh họa Cézanne với tác phẩm 'The Basket of Apples' (Rổ táo) nằm trong Bộ sưu tập tưởng niệm Helen Birch Bartlett của Viện nghệ thuật Chicago.

 

tinh vat 7
Vincent van Gogh, "Sunflowers" (Hoa hướng dương) (1889)

 

tinh vat 8
Paul Cézanne, "The Basket of Apples" (1895) 

 

Trong một vài tác phẩm Cézannes được truyền cảm hứng từ vanitas, ông đưa vào đó hình ảnh đầu lâu rùng rợn. 

 

tinh vat 9
Paul Cézanne, "Still Life with Skull" (1895-1900)

 

Bên cạnh họa sĩ phái Ấn tượng và Hậu ấn tượng, một số họa sĩ phải Lập thể như Pablo Picasso, Georges Braque và nhà tiên phong nghệ thuật Đại chúng Roy Lichtenstein cũng từng đưa những hình ảnh tĩnh vật vào trong tác phẩm của mình.

 

tinh vat 10
Georges Braque, "Still Life with Metronome" (1909)

 

- Hội họa Đương đại

 

Ngày nay, rất nhiều họa sĩ đã sáng tạo dựa trên chủ đề tĩnh vật. Họ khắc họa hình ảnh đồ ăn theo phong cách hyperrealistic (tranh mô phỏng ảnh chụp). Có thể khẳng định, dòng tranh tĩnh vật đã chứng minh rằng những chủ đề tầm thường nhất cũng có thể tạo nên những kiệt tác. 

 

tinh vat 11
Tjalf Sparnaay, "Healthy Sandwich" (2013)

 

Nguồn : mythuatms.com

Sản phẩm

Dịch vụ