Số 299 - Trung Kính, tòa nhà Housing, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
0
Hoang Tich Chu, Ao Dai II, lacquer on wood, 60×60 cm, 1996
Triển lãm: 11:00 – 18:00, 03 – 07/11/2016
Guy Peppiatt / Stephen Ongpin Gallery, 6 Mason’s Yard,
Duke St., St James’s London SW1Y 6BU
Thông tin từ nhà tổ chức:
Raquelle Azran hân hạnh giới thiệu ‘Việt Nam – Quá khứ và Hiện tại’, triển lãm nhóm các tác phẩm mỹ thuật từ Việt Nam trong khuôn khổ sự kiện nghệ thuật quốc tế “Nghệ thuật Châu Á tại London 2016” (Asian Art in London 2016).
Triển lãm đối chiếu giữa những thế hệ nghệ sỹ Việt làm việc trong thời kỳ đất nước còn là thuộc địa của Pháp với thế hệ các nghệ sỹ đương đại hàng đầu Việt Nam và tìm hiểu sự ảnh hưởng của châu Âu tới tác phẩm của họ. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm tranh sơn mài trên gỗ, sơn dầu trên toan, màu nước trên giấy tự chế cũng như các tác phẩm khắc gỗ.
CÁC NGHỆ SỸ TỪ ‘QUÁ KHỨ’:
Hoàng Tích Chù (1912 – 2003), một họa sĩ thuộc thế hệ các họa sỹ hiện đại đầu tiên tại Việt Nam, nổi danh với kỹ thuật vẽ tranh sơn mài điêu luyện. Ông từng là sinh viên và giảng viên trường Mỹ thuật Đông Dương (nay là trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) và được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý.
Lưu Công Nhân (1931 –2007), thuộc thế hệ các nghệ sỹ gạo cội của Việt Nam, khắc họa chặng đường mỹ thuật vượt thời gian của Việt Nam từ trường phái Ấn tượng, qua Chủ nghĩa Hiện thực, tới một sự hòa hợp độc nhất vô nhị giữa Đông và Tây – đặc trưng được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm phụ nữ khỏa thân của ông.
Trần Hữu Chất (sinh năm 1933), thuộc thế hệ thứ hai các nghệ sỹ hiện đại tại Việt Nam, được học hỏi từ họa sỹ Hoàng Tích Chù. Sau khi trở nên điêu luyện trong các kỹ thuật vẽ, in ấn, in thạch bản và minh hoạt, Chất cống hiến thời gian của mình cho các tác phẩm sơn mài chạm khắc về các bộ tộc thiểu số, trong đó 8 tác phẩm được trưng bày vĩnh viễn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội.
Phùng Phẩm (sinh năm 1934), một họa sỹ bậc thầy, người đã phát triển các kỹ thuật sơn mài và khắc gỗ truyền thống của Việt Nam theo một cách thức đương đại riêng biệt trong vòng 50 năm. Lấy cảm hứng từ các bộ tộc thiểu số ông đã từng sống cùng trong những năm đầu thực hành nghệ thuật, Phẩm tập trung vào các họa tiết và đường nét hình học để tạo nên các bức tranh nữ khỏa thân trữ tình và cách điệu.
CÁC NGHỆ SỸ ‘HIỆN TẠI’:
Dinh Hanh (sinh năm 1957) đặt kỹ thuật sơn mài châu Á cổ xưa trên gỗ với những đại diện nổi bật theo trường phái hiện đại của phụ nữ khỏa thân. Tập trung hoàn toàn vào hình thức, các tác phẩm của Hanh ‘lường gạt’ người xem với những đường nét tinh tế và ánh sáng lung linh.
Đinh Thị Thắm Poong (sinh năm 1970), là nữ nghệ sỹ xuất thân từ một bộ tộc thiểu số sống trên núi tại Việt Nam, đề cập đến sự thay đổi trong xã hội qua các tác phẩm màu nước trên giấy tự chế. Tác phẩm ‘Everywoman’ của cô thể hiện cuộc hành trình từ làng văn hóa đến những vấn đề đương đại như sự ‘thuộc về’ và gốc rễ con người.
Vũ Thu Hiền (sinh năm 1970) tắm các nhân vật nữ của mình trong ánh hào quang trữ tình của sự êm đềm. Sử dụng màu nước nhẹ trên giấy Việt Nam truyền thống, Hiền mở cánh cửa bước vào một thế giới dịu dàng không thời gian, nơi mà những hình hài của con người, thiên nhiên và những linh hồn cổ xưa nhẹ nhàng hòa lẫn vào nhau.
Vũ Đức Trung (sinh năm 1981) thấm đẫm những tác phẩm phong cảnh sơn mài của mình với tính thơ của trường phái Hiện đại. Các tông màu nhẹ nhàng và tinh tế cũng như cách sử dụng góc nhìn độc đáo trong nghệ thuật sơn mài thể hiện quá trình học tập của anh tại trường Ecole Nationale des Beaux Arts tại Paris.
“Nghệ thuật Châu Á tại London” kết nối hơn 60 nhà môi giới nghệ thuật, nhà đấu giá nghệ thuật và bảo tàng hàng đầu thế giới trong 10 ngày nhằm tôn vinh những nghệ sỹ xuất sắc nhất tại châu Á.
Nguồn: hanoigrapevine