Vi   En

Số 299 - Trung Kính, tòa nhà Housing, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

02432012355

Nhận dạng các thể loại nhiếp ảnh

Quay lại

 

Nhận dạng các thể loại nhiếp ảnh

 

Ngành nhiếp ảnh có những thể loại nào không phải ai cũng nắm rõ, kể cả những người làm ảnh lâu năm. Nhiếp ảnh chân dung, phong cảnh, đường phố không phải là các thể loại nhiếp ảnh mà chúng chỉ là những chủ thể của nhiếp ảnh.

 

 

Dựa trên hệ thống nhiếp ảnh Hoa Kỳ và phân theo khía cạnh nghề nghiệp, nhiếp ảnh thường được chia làm ba thể loại: thương mại, truyền thông và nghệ thuật”.

 

1. Nhiếp ảnh thương mại

 

Bản thân hai chữ thương mại cũng định nghĩa được thể loại này. Đây là hướng đi của các nhiếp ảnh gia chuyên chụp quảng cáo cho sản phẩm, thời trang, thiết bị… những thứ liên quan trực tiếp đến đồng tiền. Các nhiếp ảnh gia thương mại cần trang bị kỹ năng quản trị kinh doanh vì công việc của họ cũng giống các chủ doanh nghiệp khác, sản phẩm và dịch vụ của họ là hình ảnh.

 

 Nhận dạng và định hình phong cách nhiếp ảnh của bạn

 

Ảnh thuộc thể loại thương mại, chụp mẫu sản phẩm thời trang mới – Ảnh minh họa: James.

 

Nói về khía cạnh tác nghiệp, họ thường là những người sử dụng ánh sáng nhân tạo xuất sắc nhất do môi trường làm việc chủ yếu tại studio.

 

2. Nhiếp ảnh truyền thông

 

Bao gồm nhiếp ảnh báo chí và nhiếp ảnh phóng sự. Phương châm quan trọng nhất đối với nhiếp ảnh truyền thông là khách quan và trung thực. Thể loại ảnh này có thể được xem là gắn liền chặt chẽ với báo chí nhất. Đối với báo chí, những phương tiện truyền thông tồn tại song song với nhau hoặc có thể kết hợp với nhau như bài viết, nhiếp ảnh, video và âm thanh. Nhiếp ảnh truyền thông là một công cụ để truyền tải thông tin.

 

Nhận dạng và định hình phong cách nhiếp ảnh của bạn

 

Ảnh thuộc thể loại truyền thông – Ảnh minh họa: Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ phóng lựu đạn cay để giải tán đám đông người biểu tình ở Taksim Square, thủ đô Istanbul ngày 11-6. Ảnh: Reuter

 

Điều này cũng áp dụng cho những người làm báo nói chung. Để làm tốt những việc này, hầu hết họ đều có trong bản thân đức tính “tò mò” vì “tò mò” kích thích việc tìm kiếm thông tin.

 

Nhiếp ảnh truyền thông có thể thực hiện dưới dạng ảnh đơn hoặc ảnh bộ. Ảnh bộ được chia làm ba loại: phóng sự ảnh (photo essay), kể chuyện qua ảnh (photo story) và bộ sưu tập ảnh (photo collection).

 

3. Nhiếp ảnh nghệ thuật

 

Nhiếp ảnh nghệ thuật, tên tiếng Anh: Fine Art Photography, là thể loại nhiếp ảnh thể hiện tư tưởng và thông điệp của người nghệ sĩ. Nghệ sĩ nhiếp ảnh có một thông điệp cụ thể và dùng hình ảnh để truyền tải thông điệp đó.

 

Nhận dạng và định hình phong cách nhiếp ảnh của bạn

Ảnh thể loại nghệ thuật – Ảnh minh họa: James Dương.

 

Trái với nhiếp ảnh truyền thông, nhiếp ảnh nghệ thuật hoàn toàn có sắp đặt. Ví dụ, nhiếp ảnh ý niệm (conceptual photography, một thể loại phụ của Fine Art Photography) là trường phái sắp đặt hoàn toàn, không ai phê phán sự sắp đặt đó, miễn sao thể hiện được thông điệp của người nghệ sĩ.

 

Ảnh “thể loại… lộn xộn”

 

Chúng ta thấy rõ ba thể loại khác nhau của nhiếp ảnh. Tất nhiên, có những lúc khái niệm của ba thể loại này “giẫm lên nhau” đôi chút, nhưng về cơ bản thì chúng vẫn tách biệt khá rõ ràng.

 

Với những bức ảnh thuộc thể loại “lộn xộn” ví dụ như những bức ảnh cồn cát, quang gánh, bóng đổ, bà già da nhăn nheo… thường chẳng thuộc thể loại ảnh nào theo ba “trường phái” nêu trên. Theo quan điểm cá nhân tôi, những mỹ từ kiểu “Nỗi niềm, Vết thời gian, Giọt nắng, Tình mẹ, Chớm nở, Xuân thì, Không đề 1, 2, 3” không là thông điệp. Người ta phải có thông điệp trước rồi mới chụp chứ không phải đi chụp về rồi vắt óc nghĩ ra tên ảnh làm thông điệp.

 

Theo TECHZ

 

Sản phẩm

Dịch vụ